Vị thuốc Trúc lịch: Nước cốt quý giá từ cây tre giúp sống khỏe, trẻ lâu, trị tai biến
Vị thuốc Trúc lịch – Nước ép từ thân tre non
Cây tre còn có tên gọi phổ biến khác là: Tre gai, Tre gai rừng, Tre lộc ngộc, Tre vườn, Tre nghệ,… được trồng phổ biến ở các vùng làng quê Việt Nam. Tre là loài cây thân gỗ lớn, có thể cao tới 35m và mọc thành từng bụi dày. Thân cây có gai sắc nhọn, lá hình trứng thuôn dài với đầu nhọn, bẹ lá dày có màu vàng, phiến lá nhỏ và hẹp, trung bình rộng từ 1-1,5cm. Cụm hoa hình chùy, bao gồm nhiều bông nhỏ có màu xanh ánh kim, dài khoảng 2-2,5cm. Mỗi hoa thường có từ 2 đến 4 nhị, mày trên có lông mịn. Quả tre dạng thóc, hình trụ dài khoảng 5-8mm.
Cây tre có nhiều bộ phận được ứng dụng trong y học, bao gồm: Lá tre – Vị thuốc Trúc diệp, tinh chất từ thân tre – vị thuốc Trúc nhự, măng tre – vị thuốc Trúc duẫn và nước ép từ tre non – vị thuốc Trúc lịch. Trong đó vị thuốc Trúc lịch được tạo nên từ thân của tre non, đem nướng, sau đó ép lấy phần nước bên trong.
Lá tre, thân tre đều có thể dùng làm thuốc
Khám phá công dụng của các vị thuốc từ cây tre
Theo Y Học Cổ Truyền, các vị thuốc từ cây tre mang lại những công dụng như sau:
- Lá tre (Trúc diệp): Vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm, làm mát giọng, cầm máu. Thường dùng trong điều trị cảm nắng, sốt cao, viêm nhiễm đường hô hấp. Có thể sử dụng 50-100g lá tươi hoặc 25-50g lá khô sắc lấy nước uống.
- Tinh chất từ thân tre (Trúc nhự): Lớp thân bên trong tre có vị ngọt, tính hơi lạnh, hỗ trợ thanh nhiệt, làm mát máu, giảm buồn nôn, an thai. Được dùng để điều trị sốt cao, nôn mửa, chảy máu cam, tiểu ra máu. Thường dùng 15-20g, sao với nước gừng trước khi sắc uống.
- Nước tre non (Trúc lịch): Vị đắng, hơi ngọt, tính mát, giúp giải nhiệt, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị sốt cao, co giật do nhiệt, trúng phong. Cách dùng: Nướng măng non, vắt lấy nước, người lớn uống 40-50ml, trẻ em dùng ½ liều người lớn, có thể pha thêm nước gừng để tăng hiệu quả.
Theo Y học hiện đại cũng chứng minh trong lá và thân cây tre có chứa thành phần Flavonoid trong giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, giúp giảm stress. Nhờ đặc tính này, chiết xuất từ tre có tiềm năng ứng dụng trong các sản phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, tre còn chứa nhiều polysaccharide hòa tan trong nước có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn như E. coli, S. aureus, B. subtilis khi sử dụng ở nồng độ 0,50-50,0 mg/mL. Điều này cho thấy NP từ lá tre có thể được khai thác như một chất kháng khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên.
Một số bài thuốc sử dụng Trúc lịch
1. Bài thuốc Trúc lịch thang – hỗ trợ phục hồi sau tai biến
Bài thuốc Trúc lịch thang hỗ trợ điều trị cho người bị đột quỵ do tai biến mạch máu não, dẫn đến hôn mê đột ngột, liệt mặt, liệt vận động ở tay chân, rối loạn chức năng thần kinh.
Thành phần:
Nước trúc lịch 100ml Sắn dây tươi 60g
Nước ép gừng tươi 20ml
Cách dùng: Bạn lấy phần non của thân tre, hơ nóng rồi ép lấy nước. Gừng tươi rửa sạch, lấy nước cốt. Sắn dây tươi đem sắc lấy 100ml nước cốt. Sau đó, hòa chung 3 loại nước cốt rồi uống từng chút một, mỗi ngày 1 lần.
2. Bài thuốc Trúc lịch đạo đờm hoàn tiêu đờm, giảm ho
Bài thuốc Trúc lịch đạo đờm hoàn có nguồn gốc từ Mặc Bảo Trai Tập Nghiệm Phương, chuyên trị các chứng đờm ẩm tích tụ, tắc nghẽn vùng ngực, suy yếu tỳ vị, ho có đờm, cổ họng không thông, nôn do đờm nhiều.
Thành phần:
Bạch linh 120g Bán hạ (khúc) 240g
Cam thảo 120g Cát cánh 120g
Chỉ xác 240g Đương quy 120g
Hoàng cầm 200g La bặc tử 120g
Quất hồng 500g Thần khúc 120g
Thiên hoa phấn 160g Tri mẫu 120g
Trúc lịch 300ml
Cách dùng: Đem nghiền các dược liệu thành bột mịn, riêng Trúc diệp sắc lấy nước, hòa chung với Trúc lịch để trộn đều, làm hoàn. Mỗi ngày uống 12 - 16g.
Ngày uống 12 - 16g giúp tiêu đờm, giảm ho
3. Bài thuốc Trúc lịch chỉ truật hoàn
Bài thuốc Trúc lịch chỉ truật hoàn có trong Vạn Bệnh Hồi Xuân, Quyển 2 – do Cung Đình Hiền biên soạn. Công dụng chính là hóa đờm, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, trừ thấp. Thích hợp dùng trong các trường hợp chóng mặt, hoa mắt, tê bì tay chân.
Thành phần:
Bạch giới tử 40g Bạch linh 80g
Bạch thược 80g Bạch truật 80g
Bán hạ 80g Chỉ thực 80g
Điều cầm 80g Đương quy 80g
Hoàng liên 80g Mộc hương 4g
Nam tinh 60g Nhân sâm 20g
Sơn tra 80g Thương truật 60g
Trần bì 60g Thần khúc 240g
Nước cốt gừng 160ml Trúc lịch 200ml
Cách dùng: Tán mịn các vị thuốc thành bột. Dùng Thần khúc, nước cốt Gừng, Trúc lịch đun làm hồ. Trộn hỗn hợp này với bột thuốc, vo thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 12 - 16g khi đói, dùng cùng nước sắc Gừng.
Tạm kết
Trúc lịch là vị thuốc quý từ thân cây tre được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị ho có đờm, tai biến mạch máu não, tê bì chân tay. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bài thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dùng đúng thuốc, chữa đúng bệnh nhé!
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng