Top bài thuốc Đông y trị cao huyết áp hiệu quả giảm nguy cơ đột quỵ bất ngờ
Quan điểm của Đông y về nguyên nhân cao huyết áp
Trong Đông y, cao huyết áp được xếp vào các chứng như huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt), đầu thống (đau đầu), can dương vượng... Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, bao gồm:
- Âm hư dương xung: Thường gặp ở người trẻ hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Khi âm hư không đủ kiểm soát dương khí, dương vượng lên gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.
- Can dương vượng: Những người thường xuyên căng thẳng, cáu giận có thể làm khí huyết bị uất kết, ảnh hưởng đến tạng can. Khi can âm hư, can dương bốc lên gây ra đau đầu, hoa mắt, khô miệng, đắng miệng.
- Đàm thấp: Chế độ ăn giàu chất béo, đồ ngọt có thể khiến đàm thấp tích tụ trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Nguyên nhân này thường gặp ở người thừa cân, béo phì và rối loạn mỡ máu.
- Tâm tỳ hư: Thường xuất hiện ở người cao tuổi, kèm theo các triệu chứng như chán ăn, mất ngủ, đau vùng thượng vị.
Phương pháp điều trị cao huyết áp trong Đông y phụ thuộc vào từng thể bệnh, thường kết hợp các bài thuốc với phương pháp châm cứu, bấm huyệt, khí công và dưỡng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tăng huyết áp đột ngột - Thủ phạm gây 80% ca đột quỵ
Một số vị thuốc Đông y điều trị cao huyết áp hiệu quả
Trong Đông y, điều trị cao huyết áp có thể sử dụng các dược liệu đơn lẻ có tác dụng hạ áp hoặc kết hợp thành bài thuốc. Dưới đây là một số thảo dược hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả.
1. Cúc hoa vàng
Cúc hoa vàng giúp thanh nhiệt, làm sáng mắt, hỗ trợ hạ huyết áp và tăng độ bền của mao mạch. Người bệnh có thể dùng từ 8-16g mỗi ngày, pha trà uống thay nước hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
2. Nhóm thảo dược lợi tiểu
Lợi tiểu là một phương pháp giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giảm lượng máu lưu thông, từ đó giảm áp lực lên thành mạch. Một số vị thuốc lợi niệu như râu ngô, rễ cỏ tranh, bông mã đề có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp, với liều từ 15-20g sắc uống mỗi ngày. Nên dùng vào ban ngày để tránh tiểu đêm.
3. Ngưu tất nam
Đây là dược liệu thường dùng trong Đông y với công dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và hỗ trợ xương khớp. Người bệnh có thể dùng 10-15g/ngày dưới dạng sắc uống, kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả.
4. Đỗ trọng
Vỏ cây đỗ trọng có tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp và lợi tiểu. Liều dùng khuyến nghị là 12-20g/ngày sắc uống.
Dược liệu Đỗ trọng
5. Thảo quyết minh (hạt muồng muồng)
Loại hạt này có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp và nhuận tràng. Người cao huyết áp có kèm theo táo bón có thể sử dụng 8-12g/ngày sắc uống.
6. Hoa hòe
Nụ hoa hòe chứa hoạt chất giúp tăng độ bền thành mạch và hỗ trợ hạ huyết áp, đặc biệt phù hợp với người mắc cao huyết áp mức độ nhẹ đến trung bình. Liều dùng từ 6-20g/ngày, có thể sắc uống hoặc hãm như trà.
Dược liệu Hoa hòe
7. Đương quy
Đương quy không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn có tác dụng bổ huyết, cải thiện tình trạng thiếu máu. Liều dùng thông thường là 10-20g/ngày, có thể sắc uống hoặc ngâm rượu.
8. Lá sen
Lá sen có công dụng an thần, hạ huyết áp và giảm mỡ máu. Người bệnh có thể phơi khô, sao vàng rồi dùng 10-12g/ngày sắc uống hoặc hãm như trà.
Việc sử dụng các vị thuốc nam trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp cần được thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia y học cổ truyền để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Dược liệu Lá sen
Điều trị tăng huyết áp bằng bài thuốc Đông y
Mỗi bệnh nhân cao huyết áp có thể có triệu chứng và nguyên nhân khác nhau. Do đó, Đông y sử dụng nhiều bài thuốc khác nhau để điều trị tùy theo từng nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số bài thuốc thường được áp dụng trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
1. Bài thuốc Long đởm tả can thang
Bài thuốc này giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm hỏa trong gan và làm dịu tình trạng huyết áp tăng do gan nóng.
Thành phần gồm:
Long đởm thảo tẩm rượu sao 9g Sài hồ 6g
Trạch tả 12g Xa tiền tử sao 9g
Mộc thông 9g Sinh địa hoàng sao rượu 9g
Quy vĩ sao rượu 3g Chi tử sao rượu 9g
Hoàng cầm sao rượu 9g Cam thảo sống 6g
Bài thuốc này phù hợp với người bị cao huyết áp do can dương vượng, có triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, đau tức ngực, tai ù, mắt đỏ, miệng khô, tiểu tiện buốt hoặc nước tiểu đục.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang, chia thành hai lần uống.
Bài thuốc Long đởm tả can thang
2. Lục vị kỷ cúc
Bài thuốc này dành cho người bị cao huyết áp do âm hư, giúp bổ thận và cân bằng âm dương trong cơ thể.
Thành phần gồm:
Thục địa 16g Sơn thù du 12g
Hoài sơn 8g Trạch tả 8g
Mẫu đơn bì 8g Phục linh 9g
Câu kỷ tử 12g Cúc hoa 12g
Bài thuốc này phù hợp với những người có triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, da mặt ửng đỏ, miệng khô.
Cách dùng: Có thể sắc uống mỗi ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Nếu muốn dùng dạng viên hoàn, có thể nghiền nhỏ các vị thuốc, trộn với mật ong làm thành viên nhỏ bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 10 - 15 viên/lần, uống hai lần/ngày với nước ấm.
Bài thuốc Lục vị kỷ cúc
3. Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm
Bài thuốc này hỗ trợ ổn định huyết áp ở người có biểu hiện dương xung quá mức.
Thành phần gồm:
Thiên ma 6g Câu đằng 12g
Phục linh 12g Ngưu tất 12g
Đỗ trọng 12g Hoàng cầm 12g
Tang ký sinh 16g Dạ giao đằng 16g
Ích mẫu 16g Chi tử 8g
Thạch quyết minh 20g
Bài thuốc phù hợp với người bị tăng huyết áp do âm hư nhưng có biểu hiện dương xung nhiều, kèm theo triệu chứng đau đầu dữ dội, cổ họng khô, lưỡi đỏ.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang, chia thành 2 - 3 lần uống. Nếu cần, có thể gia giảm thêm một số vị thuốc tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Bài thuốc Thiên ma cẩu đằng ẩm
4. Bài thuốc Quy tỳ thang
Bài thuốc này hỗ trợ người bị cao huyết áp do tâm tỳ hư, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ và tăng cường tuần hoàn máu.
Thành phần gồm:
Đẳng sâm 12g Đại táo 12g
Hoàng kỳ 12g Bạch truật 12g
Phục thần 12g Toan táo nhân 12g
Mộc hương 2g Chích cam thảo 2g
Đương quy 8g Viễn chí 4g
Gừng tươi 3 lát
Bài thuốc này thích hợp cho người bị huyết áp cao kèm theo triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giấc ngủ kém, ăn uống không ngon miệng, đại tiện lỏng.
Cách dùng: Có thể sắc uống mỗi ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Nếu dùng dạng viên hoàn, có thể nghiền nhỏ, làm viên với mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 5g.
Bài thuốc Quy tỳ thang
5. Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang
Bài thuốc này giúp điều hòa huyết áp ở những người có cơ địa béo phì, tích tụ nhiều đàm thấp.
Thành phần gồm:
Bạch truật 12g Bán hạ 4g
Cam thảo 4g Phục linh 12g
Thiên ma 8g Trần bì 8g
Sinh khương 3 lát Đại táo 12g
Bài thuốc phù hợp với người bị cao huyết áp kèm theo tình trạng thừa cân, mỡ máu cao, cơ thể nặng nề, mất ngủ, tức ngực, hay buồn nôn. Lưu ý, bán hạ là vị thuốc có độc tính nhẹ, cần mua tại các cơ sở uy tín và không sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang, chia thành hai lần uống.
Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Đông y điều trị cao huyết áp
Các bài thuốc Đông y thường được áp dụng trong các trường hợp huyết áp tăng nhẹ, giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây y để kiểm soát huyết áp, bạn vẫn cần tuân thủ phác đồ điều trị và theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên.Các phương pháp Đông y có thể giúp giảm thiểu việc sử dụng nhiều loại thuốc Tây y nhưng không thể thay thế hoàn toàn.
Đối với thuốc thang, việc thăm khám bởi bác sĩ Đông y là cần thiết để xác định nguyên nhân cụ thể và lựa chọn bài thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, một số vị thuốc có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp điều trị với chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Kiểm soát cân nặng hợp lý thông qua dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục đều đặn cũng góp phần hỗ trợ ổn định huyết áp.
Tạm kết
Nội dung bài viết đã tổng hợp các bài thuốc Đông y trị cao huyết áp cho bạn tham khảo. Kiểm soát huyết áp là một trong những biện pháp phòng ngừa đột quỵ tốt nhất. Khi sử dụng thuốc Đông y, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và kiên trì áp dụng để đạt kết quả tốt nhất.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng