Top 5 thảo dược trị thiếu máu não hết ngay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
Cảnh báo: Thiếu máu não làm tăng nguy cơ đột quỵ
Thiếu máu não có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm xơ vữa động mạch, thoái hóa cột sống cổ, bệnh lý tim mạch, cao huyết áp... Ngoài ra, lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Những thói quen như căng thẳng kéo dài, lo âu, lạm dụng chất kích thích, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, ít vận động... đều có thể góp phần gây thiếu máu lên não.
Các triệu chứng thường gặp của thiếu máu não bao gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, kém tập trung. Khi bệnh tiến triển nặng, người mắc có thể bị rối loạn trí nhớ, nói lắp, mất kiểm soát thần kinh và tăng nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong.
Top 5 thảo dược trị thiếu máu não thường dùng trong Đông y
1. Bạch quả
Thành phần của Bạch quả có chứa flavonoid và terpenoid có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và tăng cường dẫn truyền thần kinh.
Cao bạch quả thường được sử dụng để giảm triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
Bạch quả giúp tăng cường lưu thông máu
- Cách dùng:
+ Cách 1: Mỗi ngày uống 80mg cao Bạch quả, chia làm hai lần, duy trì trong 3-6 tháng.
+ Cách 2: Dùng 4g lá Bạch quả khô với 4g Xuyên khung, 4g Tế tân, 4g Thục địa, 4g Bạch chỉ sắc uống trong 15 ngày liên tục.
2. Tam thất
Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, quy vào kinh can và vị, giúp hoạt huyết, giảm đau, bổ huyết và thúc đẩy tuần hoàn não. Dược liệu này còn chứa saponin, có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, hỗ trợ chống trầm cảm, giảm căng thẳng và cải thiện trí nhớ.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 1,5g bột Tam thất, chia làm hai lần, duy trì liên tục trong 2-4 tuần.
Uống Tam thất hàng ngày cải thiện sức khỏe tim mạch
3. Xuyên khung
Xuyên khung có vị cay, tính ôn, quy vào kinh can, đởm và tâm bào, có tác dụng hoạt huyết, điều hòa khí huyết, giảm đau, trừ phong thấp và hỗ trợ tuần hoàn não.
Dược liệu này giúp giãn mạch, hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu lên não, từ đó cải thiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, kém ăn.
- Cách dùng:
+ Cách 1: Dùng bột Xuyên khung, mỗi ngày 6g, chia làm hai lần, sử dụng trong 2-4 tuần.
+ Cách 3: Dùng 4g Xuyên khung, 6g Trà diệp, 6g Bạch chỉ, sắc uống trong 10-15 ngày.
Xuyên khung hỗ trợ lưu thông máu
4. Đương quy
Đương quy có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh tâm, can, tỳ, giúp bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau và điều hòa cơ thể. Dược liệu này giúp tăng cường lưu lượng máu lên não, cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đồng thời hỗ trợ bồi bổ cho người xanh xao, suy nhược.
Cách dùng: Kết hợp 12g Đương quy, 12g Đẳng sâm, 6g Xuyên khung sắc uống ngày 1 thang, dùng trong 3-5 tuần.
Đương quy - "Thần dược" bổ huyết, hoạt huyết
5. Thiên ma
Thiên ma có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh can, có công dụng an thần, giảm co giật, điều hòa huyết áp và hỗ trợ phục hồi tổn thương thần kinh sau thiếu máu não cục bộ. Dược liệu này chứa hoạt chất chống oxy hóa mạnh, giúp cải thiện quá trình tái tưới máu và bảo vệ tế bào thần kinh.
Cách dùng: Kết hợp 5g Thiên ma, 10g Câu đằng, 10g Thạch quyết minh, 15g bột Ngó sen. Bạn cho Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bọc vải sắc uống, sau đó hòa bột Ngó sen vào cho chín rồi uống trong 5 ngày.
Thiên ma - Thảo dược quý bảo vệ hệ thần kinh
Lưu ý khi sử dụng thảo dược điều trị thiếu máu não
Khi sử dụng các thảo dược trị thiếu máu não, bạn cần chú ý:
- Dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh lạm dụng gây tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
- Kiểm tra tương tác với các loại thuốc khác để không làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh nền.
- Tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và khả năng hấp thụ của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian sử dụng phù hợp nhằm tối ưu hiệu quả và hạn chế rủi ro.
- Cần duy trì điều trị liên tục, không ngắt quãng để đạt kết quả tốt.
Tạm kết
Trên đây là top 5 thảo dược trị thiếu máu não thường dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kì bài thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để cải thiện triệu chứng thiếu máu não và tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng