Top 3 thảo dược ngăn ngừa xơ vữa động mạch đẩy lùi đột quỵ nhồi máu cơ tim
Đan sâm – Thảo dược hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa động mạch
1. Công dụng của Đan sâm
Đan sâm là vị thuốc quý đã được sử dụng trong Đông y hơn 2000 năm. Theo Y học cổ truyền, Đan sâm có vị đắng, tính hàn, không độc, tác động vào tâm, can và tâm bào. Trong Đông y, đan sâm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông máu, giảm huyết ứ, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, tiêu viêm và giảm đau. Vị thuốc này thường được sử dụng để cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, giảm hồi hộp, đau thắt ngực, suy nhược thần kinh, đau đầu và mất ngủ.
Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh đan sâm có nhiều lợi ích cho tim mạch, bao gồm:
- Giúp làm giãn mạch vành, giúp tăng cường lưu thông máu đến tim.
- Cải thiện chức năng cơ tim, hỗ trợ giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Ức chế kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Cải thiện tuần hoàn ngoại vi, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Vì vậy, Đan sâm được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như: Bệnh mạch vành, giúp cải thiện tuần hoàn máu đến tim, huyết khối mạch máu não - hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm mỡ máu.
Đan sâm - Vị thuốc quý bổ huyết, hoạt huyết
2. Bài thuốc dùng Đan sâm ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dùng Đan sâm như sau:
- Bài thuốc 1: Dùng 8-12g Đan sâm, tán thô, hãm trà và uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Dùng Đan sâm 6g, Hà thủ ô 10g, Trạch tả 5g, sắc uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Dùng Đan sâm, Tam thất, Xuyên khung, Trạch tả, Nhân sâm, Đương quy, Hà thủ ô, Hoàng tinh (liều lượng bằng nhau) – tán mịn, uống 4g/ngày, chia thành 2 lần, duy trì liệu trình 15 ngày.
- Bài thuốc 4: Đan sâm 30g, rửa sạch, ngâm trong 500ml rượu trắng khoảng 7 ngày, mỗi ngày uống 10ml, 2-3 lần trước bữa ăn.
- Bài thuốc 5: Đan sâm 10g, bạch đàn hương 4g, sa nhân 4g – sắc nước uống ấm trong ngày.
Hoàng kỳ – Thảo dược hỗ trợ cải thiện xơ vữa động mạch
1. Công dụng của thảo dược Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một vị thuốc bổ khí quan trọng, thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y. Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, tác động vào kinh Tỳ và Phế, giúp tăng cường khí huyết, nâng cao sức đề kháng, lợi tiểu, tiêu phù nề, kích thích tái tạo da và làm lành tổn thương.
Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng hoàng kỳ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tế bào, hỗ trợ chuyển hóa protid trong huyết thanh và gan, đồng thời tăng cường chức năng co bóp của tim. Đặc biệt, đối với những trường hợp suy tim do mệt mỏi hoặc nhiễm độc, tác dụng trợ tim của hoàng kỳ càng được thể hiện rõ rệt.
Bên cạnh đó, nước sắc và cao lỏng hoàng kỳ có khả năng ổn định huyết áp, bảo vệ thành mạch máu, giảm thẩm thấu huyết tương, hạn chế nguy cơ giãn hoặc vỡ mao mạch. Loại thảo dược này cũng được đánh giá cao trong việc cải thiện rối loạn nhịp tim và hỗ trợ phục hồi thể lực ở những người suy nhược.
Dược liệu Hoàng kỳ - hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu
2. Bài thuốc dùng Hoàng kỳ
Hoàng kỳ được sử dụng trong các bài thuốc quen thuộc như:
- Bài thuốc 1: Dùng Hoàng kỳ 6-12g/ngày, sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc 2: Dùng Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Viễn chí, Táo nhân, Long nhãn, Phục linh, Bá tử nhân (mỗi vị 8g); Sâm sâm, Thục địa, Đại táo (mỗi vị 12g); Vân mộc hương, Qua lâu, Uất kim (mỗi vị 6g). Sắc uống ngày 1 thang giúp phòng và hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch.
Đương quy – Hỗ trợ tuần hoàn, ngăn chặn xơ vữa động mạch
1. Công dụng của Đương quy
Trong Đông y, Đương quy là vị thuốc quan trọng có tác dụng hoạt huyết, chống đông tụ máu, giúp cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mạch máu. Đương quy có vị ngọt, hơi cay, quy vào kinh can và tâm, mang lại tác dụng bổ huyết, tăng lưu thông khí huyết, nhuận tràng, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau.
Dược liệu này thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị khí huyết trì trệ gây rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tổn thương do chấn thương hoặc va đập mạnh, thậm chí hỗ trợ trong một số liệu trình điều trị ung thư và huyết hư. Nhờ những đặc tính vượt trội, Đương quy được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc cổ truyền nhằm ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch và bảo vệ hệ tim mạch.
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy Đương quy có khả năng bảo vệ cơ tim, giảm sức cản mạch máu, chống co thắt cơ trơn và giúp hạ huyết áp. Đồng thời, dược liệu này còn thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng sản sinh tế bào máu mới, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu và ức chế giải phóng serotonin từ tiểu cầu, từ đó giúp hạn chế nguy cơ hình thành huyết khối. Những tác dụng này có thể góp phần hỗ trợ điều trị đột quỵ, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối và các bệnh lý liên quan đến mạch máu não.
Bên cạnh đó, Đương quy còn có tác dụng giảm cholesterol, điều hòa lipid máu, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và giảm đau. Trên lâm sàng, dược liệu này hoặc các hoạt chất chiết xuất từ nó được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, viêm mạch huyết khối, đột quỵ, thiếu máu cục bộ, bệnh tim phổi mạn tính và một số chứng đau như đau thần kinh, nhức đầu với kết quả khả quan.
Dược liệu Đương quy được ứng dụng trong các bài thuốc hoạt huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, đột quỵ
2. Bài thuốc dùng Đương quy
Áp dụng bài thuốc hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Đương quy, bạch thược, thỏ ty tử, ba kích, bá tử nhân, phụ tử chế, đan sâm (mỗi vị 8g); nhục quế, viễn chí (mỗi vị 6g)
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc tán thành bột, dùng 15-20g/ngày.
Tạm kết
Trên đây là top 3 thảo dược ngăn ngừa xơ vữa động mạch phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Để áp dụng hiệu quả các bài thuốc và tránh tác dụng phụ, bạn nên đi thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng