Tổng hợp các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não phổ biến nhất hiện nay
Tìm hiểu chung về tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn hoặc xuất huyết trong não, gây tổn thương tế bào não và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như liệt vận động, mất cảm giác, rối loạn ngôn ngữ hoặc hôn mê. Do đó, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình hồi phục, đồng thời trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Cơn tai biến có thể diễn ra trong vòng 24 giờ và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo thống kê, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và ở Việt Nam, nó đứng thứ hai sau bệnh tim mạch.
Đột quỵ não được chia thành hai dạng chính:
- Đột quỵ do thiếu máu não (nhồi máu não): Xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn, khiến máu không thể cung cấp oxy và dưỡng chất đến các tế bào não. Dạng này bao gồm:
- Đột quỵ do tắc mạch máu não nhỏ (ổ khuyết).
- Đột quỵ do huyết khối.
- Đột quỵ xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu và làm tổn thương não bộ. Các dạng xuất huyết não bao gồm: Chảy máu trong nhu mô não, xuất huyết não thất nguyên phát, xuất huyết dưới màng nhện, chảy máu sau khi đã bị đột quỵ thiếu máu não.
Xác định nguyên nhân gây đột quỵ sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa điều trị và ngăn ngừa tái phát tốt hơn.
Căn cứ vào nguyên nhân gây đột quỵ bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp
Tổng hợp các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não phổ biến
Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị đột quỵ não, tùy thuộc vào loại tổn thương mạch máu và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị tai biến mạch máu não phổ biến nhất:
1. Sử dụng thuốc
Phương pháp điều trị bằng thuốc thường được áp dụng trong trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Một trong những loại thuốc phổ biến là thuốc tiêu sợi huyết (TPA), có tác dụng phá hủy cục máu đông, giúp tái thông mạch máu não. Loại thuốc này mang lại hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng trong khoảng 4,5 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng.
Việc sử dụng thuốc cần được kiểm soát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa, vì nếu không tuân thủ đúng hướng dẫn, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não. Sau khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để đánh giá mức độ phục hồi của não bộ.
Trong một số trường hợp, nếu huyết khối quá lớn hoặc bệnh nhân nhập viện muộn, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp xâm lấn để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Thuốc điều trị đột quỵ cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
2. Can thiệp nội mạch
Can thiệp nội mạch là phương pháp hiện đại, giúp khắc phục tình trạng tắc nghẽn động mạch hoặc chảy máu trong não mà không cần phẫu thuật mở. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được chụp mạch não kỹ thuật số xóa nền (DSA) để xác định chính xác vị trí tổn thương.
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống catheter siêu nhỏ đưa vào lòng mạch, di chuyển đến khu vực bị ảnh hưởng để tiến hành can thiệp. Tùy vào từng trường hợp, phương pháp này có thể bao gồm:
- Lấy huyết khối cơ học: Sử dụng dụng cụ chuyên biệt để hút hoặc kéo cục máu đông ra khỏi động mạch.
- Tiêu sợi huyết tại chỗ: Tiêm trực tiếp thuốc tiêu huyết khối vào vùng tắc nghẽn để phá vỡ cục máu đông.
- Đặt stent: Giữ cho động mạch thông suốt, ngăn ngừa nguy cơ tái tắc nghẽn.
Đối với đột quỵ do vỡ mạch máu não, can thiệp nội mạch có thể áp dụng các biện pháp như:
- Đặt coil vào túi phình mạch máu: Làm giảm nguy cơ chảy máu thêm.
- Xạ phẫu định vị lập thể: Sử dụng tia bức xạ để thu nhỏ dị dạng mạch máu não.
Can thiệp nội mạch điều trị tai biến mạch máu não
3. Phẫu thuật
Trong trường hợp đột quỵ xuất huyết, phẫu thuật có thể là lựa chọn cần thiết để loại bỏ máu tụ và giảm áp lực lên não. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:
- Kẹp túi phình động mạch: Ngăn ngừa tình trạng vỡ mạch máu lần nữa.
- Loại bỏ dị dạng động tĩnh mạch (AVM): Giảm nguy cơ xuất huyết tái phát.
- Phẫu thuật bóc tách mảng xơ vữa: Giúp mở rộng lòng động mạch, cải thiện lưu thông máu lên não.
Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
Phẫu thuật não được áp dụng trong một số trường hợp khẩn cấp
Lưu ý khi điều trị tai biến mạch máu não
Phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên nhân cụ thể, có thể do tắc nghẽn mạch máu hoặc xuất huyết não.
Đối với tình trạng tắc mạch máu do huyết khối, việc khôi phục tuần hoàn lên não là yếu tố then chốt. Các bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêu huyết khối hoặc can thiệp mạch máu để loại bỏ cục máu đông, giúp cải thiện lưu thông máu. Sau đó, người bệnh cần được theo dõi kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân hình thành huyết khối và xây dựng kế hoạch điều trị, phòng ngừa tái phát.
Trong trường hợp xuất huyết não, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ chảy máu và xác định nguyên nhân gây vỡ mạch, thường là do cao huyết áp, túi phình động mạch, chấn thương hoặc các bệnh lý mạch máu khác. Nếu xuất huyết nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa kết hợp theo dõi sát sao. Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được cân nhắc để loại bỏ máu tụ. Khi túi phình mạch máu là nguyên nhân, phương pháp can thiệp nội mạch chuyên sâu sẽ được áp dụng nhằm kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng.
Ngoài ra, việc kiểm soát các bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường, hay chức năng gan thận cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và phòng ngừa tái phát.
Tạm kết
Bài viết đã tổng hợp các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não phổ biến nhất hiện nay. Khi phát hiện người thân có dấu hiệu tai biến mạch máu não, bạn nên gọi ngay cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh viện và nghe bác sĩ tư vấn.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng