Tắm đêm gây đột quỵ: Thói quen tưởng chừng như vô hại như cực kì nguy hiểm
Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đột quỵ do tắm đêm
Tắm đêm có thể gây đột quỵ do những tác động như sau:
1. Nguy cơ từ bệnh lý nền
Những người có sẵn các bệnh lý nền như thiếu máu, tiểu đường, tăng huyết áp, hoặc bệnh tim mạch rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tuần hoàn máu khi tắm đêm. Việc tắm vào thời điểm khuya muộn hoặc sáng sớm, khi nhiệt độ môi trường thấp và huyết áp cơ thể tăng cao, sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ đáng kể so với người bình thường.
2. Thói quen tắm không phù hợp
Thực hiện các hành động như đi vệ sinh trước khi tắm có thể làm tăng áp lực ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị và tạo căng thẳng cho hệ tuần hoàn. Ngoài ra, việc dội nước lạnh trực tiếp lên đầu khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, làm tăng nguy cơ vỡ động mạch hoặc mao mạch. Thay vào đó, nên bắt đầu tắm bằng cách làm ướt tay chân trước để cơ thể thích nghi với nhiệt độ nước.
Tắm đêm có thể gây cảm, sốt, đau đầu, thậm chí đột quỵ
3. Tắm trong điều kiện nhiệt độ không phù hợp
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vào mùa đông ở các nước ôn đới, tỷ lệ đột quỵ khi tắm đêm cao hơn hẳn. Ngay cả khi sử dụng nước ấm, tắm trong thời tiết lạnh cũng gây ra phản ứng nhiệt độ mạnh mẽ, dẫn đến đột quỵ. Ngược lại, vào mùa hè, việc tắm bằng nước quá lạnh cũng có thể làm co động mạch, cản trở lưu thông máu, gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Đặc biệt, khi nhiệt độ môi trường và cơ thể chênh lệch trên 5°C, sốc nhiệt dễ xảy ra. Các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì nhiệt độ nước tắm từ 24°C đến 29°C để an toàn.
4. Tắm khi cơ thể có nồng độ cồn cao
Sau khi uống bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng làm nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, khiến mạch máu giãn nở. Tắm trong tình trạng này dễ dẫn đến vỡ mạch máu, dù không phải vào ban đêm. Vì vậy, nên tránh tắm khi vừa sử dụng đồ uống có cồn để hạn chế rủi ro.
4. Ngâm nước quá lâu
Thói quen ngâm mình trong nước thời gian dài, đặc biệt vào ban đêm, có thể làm da mất nước, ảnh hưởng đến mạch máu và gây rối loạn nhịp tim. Điều này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tắm đêm dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là ở người trẻ
5. Tắm khi cơ thể quá no hoặc quá đói
Tắm ngay sau bữa ăn hoặc khi đang đói sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Khi no, hệ tiêu hóa đang hoạt động mạnh; khi đói, lượng đường trong máu thấp làm cơ thể suy yếu. Cả hai tình trạng này đều làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm khi tắm đêm.
6. Những thói quen khác góp phần tăng nguy cơ đột quỵ
Một số thói quen như để tóc ướt đi ngủ, bật điều hòa ở nhiệt độ thấp ngay sau khi tắm, hoặc tắm nhiều lần trong ngày cũng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là làm gia tăng nguy cơ đột quỵ do tắm đêm.
Lời khuyên: Để bảo vệ sức khỏe, nên tắm vào thời điểm phù hợp, tránh các thói quen không lành mạnh, và tuân thủ nhiệt độ nước tắm an toàn.
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm
Ở những trường hợp nhẹ, người có nguy cơ đột quỵ thường xuất hiện các triệu chứng bất thường như: chóng mặt đột ngột, cảm giác choáng váng, tê yếu ở tay hoặc chân chỉ trong vài giây, méo miệng, khó nói chuyện rõ ràng, hay thậm chí là mất trí nhớ tạm thời. Mặc dù những dấu hiệu này thường thoáng qua, nhưng người bệnh cần thông báo ngay cho người khác để được hỗ trợ ổn định huyết áp và nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe.
Những biểu hiện đột quỵ khi tắm đêm mà bạn nên chú ý:
- Cảm giác mệt mỏi đột ngột, cơ thể rã rời, tê liệt nửa mặt hoặc miệng méo khi nói, cười.
- Khó khăn trong vận động, tay chân không phối hợp được hoặc không nâng đồng thời cả hai tay qua đầu.
- Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc không thể đi lại vững vàng.
- Mắt bị mờ hoặc nhìn đôi.
- Đau đầu dữ dội, kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Cách xử lý khi phát hiện tình trạng đột quỵ do tắm đêm
- Nếu phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ khi tắm đêm, tuyệt đối không thực hiện các biện pháp sơ cứu truyền miệng như: bấm huyệt, cạo gió, cho ăn uống hoặc tự ý dùng thuốc điều trị. Những hành động này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây hôn mê sâu hoặc thậm chí tử vong.
- Khi phát hiện người bị đột quỵ, bạn hãy đặt người bệnh nằm tại nơi khô ráo, thoáng khí và giữ ấm cơ thể. Sau đó, bạn hãy nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và sơ cứu kịp thời trong khung giờ vàng.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận diện sớm đột quỵ
Cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm
Thói quen cần áp dụng để hạn chế nguy cơ:
- Không tắm sau 22 giờ, nên hình thành thói quen tắm sớm.
- Sau khi tắm, lau khô cơ thể và sấy tóc kỹ, không để tóc ướt khi ngủ.
- Tránh tắm lúc quá no hoặc quá đói, cũng như không tắm ngay sau khi vừa ăn bữa chính.
- Không dội nước lạnh trực tiếp từ đầu; nên làm ướt tay, chân và phần thân trước để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ nước.
- Duy trì vận động thể chất, tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu.
- Chỉ tắm trong không gian kín gió, tránh gió lùa.
Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý không tắm nước lạnh khi cơ thể đang trong trạng thái nóng hoặc vừa vận động mạnh để tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột.
Tạm kết
Thói quen tắm đêm có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. Để bảo vệ bản thân, hãy hạn chế tắm đêm và thay đổi những thói quen không lành mạnh. Nếu buộc phải tắm muộn, hãy dùng nước ấm, tắm nhanh và chú ý đến các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng