Rối loạn tuần hoàn não là gì? Cẩn trọng nguy cơ biến chứng đột quỵ, xuất huyết não
Rối loạn tuần hoàn não là gì?
Rối loạn tuần hoàn não là tình trạng mà quá trình lưu thông máu cung cấp cho não bị gián đoạn, dẫn đến việc các tế bào não không nhận đủ dưỡng chất và oxy, gây suy giảm chức năng hoặc thậm chí chết tế bào não.
Rối loạn tuần hoàn não không phải là một căn bệnh độc lập, mà là hậu quả của việc thiếu máu não do nhiều yếu tố bệnh lý khác nhau gây ra. Tình trạng này có thể trở thành mãn tính hoặc tiến triển nghiêm trọng như đột quỵ, xuất huyết não.
Hình ảnh mô phỏng rối loạn tuần hoàn não
Nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não
Rối loạn tuần hoàn não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Thuyên tắc mạch: Cục máu đông từ các bộ phận khác trong cơ thể di chuyển đến não, gây tắc nghẽn mạch máu, đặc biệt là từ tim.
- Xuất huyết não: Vỡ mạch máu, thường xảy ra khi huyết áp cao.
- Chấn thương sọ não.
Triệu chứng nhận biết rối loạn tuần hoàn não
Các triệu chứng của tình trạng này phụ thuộc vào vị trí và mức độ thiếu máu ở não. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Ù tai.
- Đau đầu.
- Hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng.
- Yếu hoặc kém linh hoạt ở tay chân.
- Tê ở mặt, tay, chân một bên.
- Mất thị lực tạm thời.
- Có thể gặp vấn đề về trí nhớ, giảm khả năng phán đoán, thay đổi cảm xúc, hoặc thay đổi tính cách.
- Mất ý thức, đột quỵ, hôn mê, bất tỉnh.
- Liệt nửa người, nói lắp.
Một số triệu chứng thường gặp khi mắc rối loạn tuần hoàn não
Biến chứng rối loạn tuần hoàn não: Nguy hiểm khó lường
Rối loạn tuần hoàn não có thể làm gia tăng các biến chứng như:
- Thiếu oxy não: Khi máu lên não bị giảm, lượng oxy não nhận được cũng sẽ suy giảm, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, ù tai và suy giảm trí nhớ.
- Đột quỵ: Đây là một biến chứng nghiêm trọng của rối loạn tuần hoàn não xảy ra khi cục máu đông gây nghẽn mạch máu não, dẫn đến đột tử hoặc để lại di chứng nặng nề như liệt nửa người, tàn phế.
- Xuất huyết não: Tình trạng áp lực mạch máu trong não gia tăng do rối loạn tuần hoàn có thể gây vỡ động mạch và chảy máu vào khoang não. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nghiêm trọng về vận động và nhận thức.
Rối loạn tuần hoàn não có thể gây đột quỵ với các triệu chứng nhận biết như: Mất thăng bằng, mờ mắt, méo miệng, khó nói,...
Phương pháp chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não
Để xác định cấp độ rối loạn tuần hoàn não, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như sau:
- Khám tiền sử bệnh: Việc thu thập thông tin về tiền sử bệnh là yếu tố quan trọng trong quá trình chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, bao gồm:
+ Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về xơ vữa mạch máu.
+ Triệu chứng lâm sàng: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tê bì tay chân, suy giảm trí nhớ.
+ Tiền sử bệnh lý: Các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, hoặc các vấn đề tim mạch như rung nhĩ, hẹp hoặc hở van tim.
- Xét nghiệm chẩn đoán: Để có kết quả chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra cấu trúc não. Ngoài ra, xét nghiệm mạch máu não, đo điện não đồ, đo điện tâm đồ cũng có thể được chỉ định để xác định nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não.
Kết quả chụp MRI giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ rối loạn tuần hoàn não
Biện pháp phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não
Để ngăn ngừa rối loạn tuần hoàn não và những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chú ý:
- Chế độ ăn uống lành mạnh:
Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ thịt mỡ động vật, đặc biệt là phần da và nội tạng, vì chúng chứa nhiều cholesterol và có thể gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Thực đơn hàng ngày nên bổ sung protein từ cá, đậu và sữa để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cải thiện hệ miễn dịch và giảm thiểu rối loạn tuần hoàn não. Các thực phẩm giàu magie như hạnh nhân, nho khô, rau xanh giúp làm giảm đau đầu cho bệnh nhân. Thực phẩm như đậu đỏ, đậu phộng, táo đỏ, và nho đỏ cũng giúp hỗ trợ tuần hoàn máu hiệu quả. Dầu ô liu, giàu vitamin E và chất chống oxy hóa, là lựa chọn tuyệt vời cho những người gặp vấn đề về tuần hoàn não.
- Không hút thuốc:
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh mạch vành và làm giảm lưu thông máu, đặc biệt là đến não. Việc từ bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tuần hoàn não mà còn bảo vệ sức khỏe tổng thể.
- Tập thể dục đều đặn:
Thể dục không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà còn kích thích lưu thông máu và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Các hoạt động ngoài trời như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe,... có thể giúp cải thiện lưu thông máu hiệu quả. Nên tập luyện khoảng 30-40 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, để duy trì sức khỏe và phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não.
- Giữ cân nặng đạt chuẩn:
Thừa cân béo phì hay thiếu cân đều có thể gây ra các vấn đề với tuần hoàn máu. Để bảo vệ sức khỏe não bộ, duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo và đường, tăng cường rau củ, trái cây, và thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất.
- Tránh xa căng thẳng:
Căng thẳng và mệt mỏi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuần hoàn não. Để giảm stress, bạn có thể luyện tập yoga, thiền, đi bộ thư giãn, hoặc tham gia các hoạt động giải trí với bạn bè và gia đình. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử cũng giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần.
Tạm kết
Rối loạn tuần hoàn não có thể tiến triển gây xuất huyết não, thiếu máu não, thậm chí đột quỵ tử vong. Ngoài việc thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, tránh xa stress, bạn nên đi thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng