Ngưu tất: Thảo dược bổ gan thận, tăng cường gân cốt, hoạt huyết, cải thiện huyết áp
Thảo dược Ngưu tất – Vị thuốc quý trong thiên nhiên
Ngưu tất còn có tên gọi khác là hoài ngưu tất, cỏ xước, cỏ sướt hai răng, thuộc họ rau dền. Ngưu tất là cây thân thảo, rễ có dạng hình trụ dài. Thân cây có góc cạnh, màu xanh lục hoặc ánh nâu tím. Lá mọc đối nhau, gân lá mặt trên có màu tía.
Hoa Ngưu tất mọc thành cụm ở kẽ lá và ngọn thân, khi phát triển dài ra sẽ ôm sát vào cuống hoa. Mỗi hoa có 5 lá đài và 5 nhị hợp lại. Quả có dạng bầu dục, chứa một hạt bên trong.
Phần rễ của cây ngưu tất là bộ phận có giá trị dược liệu cao nhất. Vào mùa đông, khi thân và lá cây bắt đầu tàn úa, người ta sẽ thu hái rễ, loại bỏ rễ con và phần cổ rễ. Sau đó, rễ được làm sạch và đem phơi khô. Sản phẩm thu được có mùi thơm đặc trưng, vị hơi ngọt, màu sắc dao động từ vàng đến vàng tro.
Cây thuốc Ngưu tất
Thành phần hóa học của Ngưu tất
Rễ ngưu tất chứa nhiều hợp chất có lợi như: Saponin tritecpenoid – khi thủy phân sẽ tạo ra đường và oleanolic acid. Ngoài ra còn có chứa Polysaccharid, emodin rutin, inokosteron, sterol ecdysteron, các khoáng chất đồng, sắt, hợp chất hữu cơ (Arginine, alkaloids, coumarins),… Trong đó, hợp chất caponin có trong rễ ngưu tất giúp kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào mô đệm tủy xương, hỗ trợ hiệu quả trong việc ngăn ngừa loãng xương do lão hóa. Chiết xuất polypeptide từ cây ngưu tất có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo các dây thần kinh ngoại vi.
Thành phần polysaccharide trong ngưu tất có khả năng ức chế sự hình thành khối u và giảm nguy cơ ung thư di căn. Ngoài ra, dược liệu này còn được sử dụng để hỗ trợ hạ huyết áp, giảm co thắt tá tràng, kích thích co bóp tử cung, lợi tiểu và nhiều công dụng khác.
Tác dụng của Ngưu tất theo Y học cổ truyền
Trong Đông y, ngưu tất có vị đắng, chua, tính bình, chủ yếu tác động đến hai kinh Can và Thận, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, cụ thể:
- Hỗ trợ lưu thông khí huyết, giúp tan máu bầm, tiêu huyết ứ.
- Giảm viêm, hỗ trợ tiêu sưng, trị mụn nhọt.
- Giúp giảm đau bụng, cải thiện tình trạng bí tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, giúp đẩy sản dịch sau sinh.
- Giúp giảm đau lưng, nhức mỏi khớp gối, tê bì chân tay.
Rễ của Ngưu tất được sử dụng làm thuốc chữa bệnh xương khớp, hoạt huyết, bổ thận
Gợi ý bài thuốc chữa bệnh từ Ngưu tất
1. Bài thuốc điều trị đau lưng, tê thấp ở người lớn tuổi
Ngưu tất có tác dụng giúp tăng cường gân cốt, hỗ trợ giảm đau khớp và cải thiện tình trạng tê thấp ở người cao tuổi.
Thành phần:
Ngưu tất 12g Tỳ giải 12g
Đơn châu chấu 16g Thiên niên kiện 8g
Cách dùng: Bạn đem phơi khô tất cả các nguyên liệu, sau đó đem ngâm rượu. Uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần khoảng 10ml.
2. Bài thuốc trị viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn hệ miễn dịch, có thể sử dụng bài thuốc Đông y chứa Ngưu tất để hỗ trợ giảm viêm và cải thiện triệu chứng.
Thành phần:
Ngưu tất 12g Đương quy 12g
Phòng phong 12g Tục đoạn 12g
Ý dĩ 12g Tang ký sinh 12g
Thục địa 12g Bạch thược 12g
Đảng sâm 12g Độc hoạt 12g
Tế tân 6g Cam thảo 6g
Xuyên khung 8g Quế chi 8g
Cách dùng: Sắc thuốc uống trước bữa ăn, mỗi ngày một thang. Duy trì liên tục từ 2 đến 3 tuần.
3. Bài thuốc hỗ trợ cải thiện bí tiểu ở người lớn tuổi
Tình trạng bí tiểu, đặc biệt phổ biến ở nam giới cao tuổi do phì đại tuyến tiền liệt, có thể được cải thiện nhờ bài thuốc từ Ngưu tất – một dược liệu có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ đào thải nước tiểu dễ dàng hơn.
Thành phần:
Thục địa 12g Hoài sơn 12g
Xa tiền tử 12g Ngưu tất 12g
Trạch tả 8g Phục linh 8g
Đan bì 8g Phụ tử chế 8g
Sơn thù 8g Nhục quế 4g
Cách dùng: Đun tất cả dược liệu với 400ml nước, sắc đến khi còn 100ml. Chia thành 2 phần, uống hết trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngưu tất kết hợp với các thảo dược khác hỗ trợ trị bí tiểu
4. Bài thuốc giảm tụ máu, nhức mỏi sau khi di chuyển đường dài hoặc chấn thương nhẹ
Tình trạng tụ máu, bầm tím hay nhức mỏi sau hành trình dài có thể cải thiện nhanh hơn nhờ bài thuốc từ ngưu tất, giúp lưu thông khí huyết hiệu quả.
Thành phần:
Ngưu tất 100g Tỏi đỏ 30g
Huyết giác 50g
Cách dùng: Đem ngâm các vị thuốc với rượu trong tối thiểu 30 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 15ml, duy trì trong 10 ngày để hỗ trợ giảm sưng đau.
5. Bài thuốc điều trị viêm nhiễm gan, thận, bàng quang
Nhờ đặc tính thanh nhiệt, giải độc, Ngưu tất được sử dụng để hỗ trợ giảm viêm nhiễm tại gan, thận và bàng quang thông qua bài thuốc sau.
Thành phần:
Ngưu tất 15g Sinh địa 15g
Mã đề 15g Rễ cỏ tranh 15g
Mộc thông 15g Cỏ tháp bút 15g
Hoạt thạch 15g
Cách dùng: Đem sắc tất cả các dược liệu (trừ Hoạt thạch) với nước, lọc lấy phần nước thuốc. Sau đó đem Hoạt thạch vào nước thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
6. Bài thuốc giảm viêm cầu thận, vàng da, viêm gan do virus, nhiễm trùng bàng quang
Bài thuốc dưới đây giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, thận, bàng quang và cải thiện tình trạng vàng da do viêm gan.
Thành phần:
Rễ ngưu tất 15g Lá móng tay 15g
Rễ cỏ tranh 15g Mộc thông 15g
Mã đề 15g Huyết dụ 15g
Hồng sâm 15g
Cách dùng: Sắc lấy nước thuốc, chia thành 3 phần uống trong ngày.
7. Bài thuốc hỗ trợ cải thiện suy thận, phù thũng
Ngưu tất có tác dụng bổ thận, giúp tăng cường chức năng thận và giảm tình trạng ứ nước gây phù thũng.
Thành phần:
Ngưu tất 30g Mã đề 30g
Cỏ mực 30g Cúc bách nhật 30g
Cách dùng: Sắc thuốc uống, mỗi ngày một thang, liên tục từ 7 đến 10 ngày.
8. Bài thuốc hỗ trợ điều hòa huyết áp, cải thiện nhồi máu cơ tim
Nhờ khả năng hoạt huyết, thông kinh lạc, ngưu tất giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Thành phần: 5g Rễ Ngưu tất khô.
Cách dùng: Đem sắc với 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát. Uống trước bữa ăn 30 phút, duy trì trong 60 ngày. Nếu chưa thấy hiệu quả, nghỉ 30 ngày rồi tiếp tục liệu trình mới.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng Ngưu tất chữa bệnh
Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng Ngưu tất không phù hợp với một số đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai: Đặc biệt những người có dấu hiệu chảy máu bất thường như rong kinh, băng huyết cần tránh sử dụng.
- Người có cơ địa dị ứng: Nếu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Ngưu tất, không nên dùng để tránh phản ứng không mong muốn.
- Nam giới gặp vấn đề về sinh lý: Những trường hợp bị di tinh, mộng tinh không nên sử dụng ngưu tất do có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý.
- Kết hợp thực phẩm không phù hợp: Khi sử dụng Ngưu tất để hỗ trợ điều trị bệnh, cần tránh ăn kèm với thịt trâu để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Tạm kết
Ngưu tất là thảo dược quý trong Đông y được ứng dụng trong các bài thuốc bổ thận, hoạt huyết, cường gân cốt. Trước khi áp dụng các bài thuốc trên, bạn hãy thăm khám để được bác sĩ tư vấn để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất nhé.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng