Hướng dẫn cách phân biệt đau nửa đầu và đột quỵ chuẩn bác sĩ chuyên khoa
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ. Tình trạng này xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn, do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ.
Não bộ đóng vai trò trung tâm trong việc kiểm soát mọi hoạt động sống của con người. Mỗi khu vực của não đều đảm nhiệm những chức năng riêng. Do đó, bất kỳ tổn thương nào xảy ra cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Thống kê cho thấy, khoảng 30-50% người bị đột quỵ không thể phục hồi hoàn toàn chức năng cơ thể, và 15-30% trong số đó phải sống chung với các khuyết tật suốt đời.
Đột quỵ có 2 dạng phổ biến
Đau nửa đầu là gì?
Đau nửa đầu, hay còn gọi là Migraine. Đây là một bệnh lý gây ra các cơn đau đầu dữ dội với các triệu chứng điển hình. Người bệnh thường gặp cảm giác đau nhói hoặc giật từng cơn ở một bên đầu, thường xung quanh mắt hoặc thái dương.
Các cơn đau này thường kèm theo buồn nôn, chóng mặt và tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, màu sắc, hoặc xúc giác, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Đau nửa đầu là triệu chứng nhiều người gặp phải
Hướng dẫn cách phân biệt đau nửa đầu và đột quỵ
Chứng đau nửa đầu có các dấu hiệu báo trước rất dễ bị nhầm lẫn với đột quỵ vì các biểu hiện tương đồng. Các triệu chứng này bao gồm nhìn thấy tia sáng, đường ngoằn ngoèo, cảm giác ngứa ran hoặc đau ở cánh tay, chân, mặt, ù tai, hoặc khó thở. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, các triệu chứng này đôi khi xuất hiện mà không kèm đau đầu, dẫn đến sự nhầm lẫn với các bệnh lý nghiêm trọng hơn như đột quỵ.
Đau nửa đầu là tình trạng phổ biến ở nhiều người, thường không gây suy giảm trí nhớ, giảm thị lực hay các vấn đề nghiêm trọng khác. Những yếu tố kích thích thường gặp bao gồm: Thực phẩm, thay đổi nội tiết tố, thiếu ngủ, căng thẳng, chu kì kinh nguyệt, tiếng ồn, hóa chất,….
Ngược lại, đột quỵ không liên quan đến các yếu tố kích thích thường ngày. Tình trạng này thường xảy ra do những biến đổi đột ngột về huyết áp hoặc bệnh lý tim mạch. Đột quỵ chủ yếu ảnh hưởng đến người trên 60 tuổi hoặc những người có nguy cơ cao do: Bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu hoặc cholesterol cao.
Phân biệt đau nửa đầu và đột quỵ cần chú ý các dấu hiệu như sau:
1. Triệu chứng mất phương hướng
Cả đột quỵ và đau nửa đầu đều có thể gây mất phương hướng, nhưng nguyên nhân khác nhau:
- Đột quỵ: Mất phương hướng thường do mất trí nhớ.
- Đau nửa đầu: Sự rối loạn đến từ cơn đau dữ dội.
Một số biểu hiện phổ biến của đau nửa đầu
2. Suy giảm thị lực
- Đột quỵ: Gây mất thị lực một hoặc cả hai mắt, đôi khi là song thị.
- Đau nửa đầu: Biểu hiện bằng chớp lóe ánh sáng, nhưng trong trường hợp nặng cũng có thể gây mất thị lực.
3. Dấu hiệu chóng mặt
Cả đau nửa đầu Migraine và đột quỵ đều có thể gây chóng mặt, nhưng cách biểu hiện khác nhau. Người bị đau nửa đầu thường mô tả chi tiết các triệu chứng của mình, trong khi người bị đột quỵ thường không thể giải thích hoặc không nói được do tổn thương não.
4. Dấu hiệu đau đầu
- Đau nửa đầu: Thường đi kèm cơn đau, với cường độ tăng dần.
- Đột quỵ: Đa phần không gây đau đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất huyết não hoặc vỡ mạch máu, cơn đau đầu sẽ xuất hiện đột ngột và cực kỳ dữ dội, khác với sự khởi phát từ từ của đau nửa đầu.
Sự khác biệt này đôi khi làm khó việc phân biệt, đặc biệt khi cơn đau đầu dữ dội xảy ra đột ngột.
5. Tê liệt mặt và cơ thể
- Đột quỵ: Gây liệt hoặc tê một bên mặt, mất cảm giác ở một bên cơ thể, suy giảm thị lực, khó nói hoặc kết hợp nhiều triệu chứng cùng lúc.
- Đau nửa đầu: Thông thường không gây tê, yếu, hoặc khó nói. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, đau nửa đầu có thể dẫn đến triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thể chất.
Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ
Đau nửa đầu có thể dẫn đến đột quỵ không?
Trong một số trường hợp hiếm hoi, đau nửa đầu có thể gây ra đột quỵ, tình trạng này được gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Tuy nhiên, phần lớn người mắc chứng đau nửa đầu không gặp phải nguy cơ này.
Trong cơn đột quỵ, một số người có thể xuất hiện các cơn đau đầu. Tuy nhiên, những cơn đau này thường không được coi là đau nửa đầu Migraine vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh theo cách tương tự.
Tạm kết
Nội dung bài viết đã tổng hợp cách phân biệt đau nửa đầu và đột quỵ. Khi xuất hiện các triệu chứng khó phân biệt giữa đau nửa đầu và đột quỵ, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để đánh giá, tầm soát nguy cơ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng