Gợi ý 5 bài tập Yoga phòng tránh đột quỵ hiệu quả nên duy trì mỗi ngày
Vì sao tập Yoga ngăn ngừa đột quỵ?
Tập Yoga được xem là một phương pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa đột quỵ nhờ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Cải thiện tuần hoàn máu và chức năng tim mạch.
- Kiểm soát căng thẳng, khi tinh thần thoải mái không lo đột quỵ.
- Yoga tăng cường sức bền và khả năng hoạt động của tim, giúp ngăn ngừa các vấn đề tim mạch như rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch – những yếu tố liên quan đến đột quỵ.
- Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ. Thực hành yoga đều đặn giúp duy trì cân nặng lý tưởng, cải thiện chuyển hóa cơ thể và giảm mỡ nội tạng, qua đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đột quỵ.
- Yoga giúp hỗ trợ kiểm soát các bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, và rối loạn lipid máu – những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Yoga làm tăng tính đàn hồi và sự bền bỉ của các mạch máu. Điều này giúp giảm nguy cơ bị tổn thương mạch máu khi chịu áp lực, từ đó ngăn ngừa đột quỵ xuất huyết.
- Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Yoga giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
- Yoga giúp cải thiện sự tập trung, khả năng nhận thức và sự tỉnh táo, giúp bạn dễ dàng nhận biết các dấu hiệu sớm của đột quỵ để can thiệp kịp thời.
Nhờ những tác động tích cực đến thể chất và tinh thần, yoga không chỉ giúp ngăn ngừa đột quỵ mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự cân bằng cho sức khỏe tổng thể.
Tập Yoga tăng cường sức khỏe
Hướng dẫn 5 bài tập Yoga phòng ngừa đột quỵ
1. Tư thế Adho Mukha Svanasana (Chó úp mặt)
Tư thế này hỗ trợ cải thiện lưu thông máu lên não và tăng cường sức mạnh cho phần thân trên.
Bạn hãy bắt đầu bằng tư thế chống tay và đầu gối. Sau đó, mở rộng các ngón tay và ấn chặt lòng bàn tay xuống thảm. Khi thở ra, nâng đầu gối khỏi sàn và đẩy hông ra phía sau, hạ gót chân xuống thảm. Kết hợp ngực về phía đùi và hướng gót chân lên trần nhà. Giữ đầu giữa hai tay và nhìn về phía bàn chân hoặc rốn. Duy trì tư thế trong khoảng 1 – 2 phút.
Tư thế chó úp mặt
2. Tư thế Cây
Tư thế này giúp cải thiện sự tập trung, khả năng phối hợp và ổn định, giúp ngăn ngừa té ngã.
Bạn đứng ở tư thế núi (Tadasana), đứng thẳng, hai chân khép lại và tay đặt dọc theo thân để dồn trọng lượng vào chân trái và nâng chân phải lên. Bạn đặt lòng bàn chân phải vào mặt trong đùi trái, ngay trên đầu gối. Thưc hiện nhấn bàn chân phải vào đùi trái và ngược lại để tạo thành điểm tựa vững chắc. Kết hợp chắp hai tay trước ngực ở tư thế cầu nguyện. Khi đứng thăng bằng, bạn duỗi thẳng cánh tay qua đầu. Giữ tư thế trong vài nhịp thở, sau đó lặp lại với chân kia.
Tư thế cây
3. Tư thế Chiến binh II (Virabhadrasana II)
Tư thế này giúp tăng cường sức mạnh cho chân, cải thiện khả năng thăng bằng và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Bạn đứng thẳng với hai chân khép lại và hai tay đặt dọc theo thân. Bạn bước chân phải ra phía sau khoảng 1,2 mét và xoay 90 độ sang phải. Sau đó, nghiêng nhẹ bàn chân trái vào trong. Kết hợp duỗi hai tay ra hai bên, song song với mặt sàn. Bạn gập đầu gối phải sao cho chúng tạo góc vuông với mắt cá chân phải. Giữ chân trái thẳng và đảm bảo gót chân sau chạm sàn. Duy trì tư thế trong vòng 30s.
Tư thế chiến binh II
4. Tư thế Cây cầu (Setu Bandhasana)
Tư thế này giúp cải thiện lưu thông máu lên não và tăng cường sức mạnh cho lưng.
Bạn nằm ngửa, đầu gối cong và bàn chân đặt thẳng trên sàn, rộng bằng hông. Bạn đặt chân xuống sàn và nâng hông lên khỏi thảm, thực hiện đan tay vào nhau dưới xương chậu và ấn cánh tay xuống sàn để nâng hông lên cao hơn. Bạn giữ đùi và mặt trong bàn chân song song. Giữ tư thế trong vài nhịp thở, sau đó nhẹ nhàng hạ hông xuống thảm.
Tư thế cây cầu
5. Tư thế Rắn hổ mang (Bhujangasana)
Tư thế này giúp tăng cường sức mạnh cho lưng và cải thiện độ linh hoạt cơ thể.
Bạn nằm sấp, chân duỗi thẳng, bàn chân mở rộng bằng hông. Sau đó, đặt lòng bàn tay úp xuống sàn, ngay dưới vai. Thực hiện ấn lòng bàn tay xuống và từ từ nâng ngực lên khỏi thảm. Bạn giữ hông ép xuống sàn và chân duỗi thẳng, kết hợp nhìn thẳng về phía trước hoặc hơi ngẩng lên. Giữ tư thế trong vài nhịp thở, sau đó nhẹ nhàng hạ ngực xuống thảm.
Tư thế rắn hổ mang
Lưu ý quan trọng khi tập Yoga phòng ngừa đột quỵ
Khi tập yoga để phòng ngừa đột quỵ, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Người mới bắt đầu hoặc có sức khỏe yếu nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản sau đó mới luyện tập các tư thế khó.
- Với người chưa quen hoặc có vấn đề sức khỏe, việc tập yoga nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp để tránh sai tư thế gây chấn thương hoặc ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
- Nên duy trì tập luyện ít nhất 3-5 buổi mỗi tuần, mỗi buổi từ 30-60 phút.
- Kỹ thuật hít thở sâu trong yoga giúp tăng cường oxy cho não, giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu. Luôn chú ý hít thở đúng cách khi thực hiện các tư thế.
- Nên tập yoga sau bữa ăn ít nhất 2-3 giờ để tránh khó chịu cho dạ dày và hỗ trợ cơ thể vận động tốt hơn.
- Nên tập yoga trong không gian yên tĩnh, thoáng mát, tránh nơi có nhiều tiếng ồn để giúp cơ thể và tâm trí thư giãn tối đa.
- Nếu trong quá trình tập luyện bạn cảm thấy chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy dừng tập ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tạm kết
Trên đây là 5 bài tập Yoga giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, điều hòa huyết áp, cải thiện tâm trạng, phòng ngừa đột quỵ. Bạn hãy duy trì thực hiện ít nhất 30 phút tập luyện mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh đột quỵ nhé.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng