Đông y tiết lộ: 7 loại thảo dược bổ huyết, tăng cường tuần hoàn máu
Vì sao cần bổ huyết?
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, huyết (máu) có nguồn gốc từ Tỳ – cơ quan tiêu hóa, với nguyên lý “tỳ ích khí sinh huyết”, nghĩa là khí của tỳ vị dồi dào sẽ giúp sinh huyết. Huyết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ thể, từ da, tóc, xương, cơ bắp đến các cơ quan nội tạng, tất cả đều cần huyết để nuôi dưỡng và vận hành trơn tru.
Huyết có chức năng cung cấp dưỡng chất, nên khi huyết dồi dào, cơ thể cũng khỏe mạnh, ngược lại, huyết suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Thiếu huyết có thể gây ra hàng loạt vấn đề như da xanh xao, môi nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, tim đập nhanh, khó thở, tê bì tay chân, khiến cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, kiệt sức.
Vì vậy, để ngăn ngừa các vấn đề do huyết suy gây ra, việc bổ khí huyết đúng cách là vô cùng cần thiết. Khi huyết được nuôi dưỡng đầy đủ, làn da trở nên hồng hào, sức khỏe cải thiện, tránh được các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp hay tim đập nhanh. Điều này không chỉ giúp tăng cường thể chất mà còn mang lại tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.
Đông y có rất nhiều bài thuốc bổ huyết hoạt huyết
Top thảo dược bổ huyết phổ biến trong Đông y
Y học cổ truyền, có rất nhiều thảo dược giúp bổ huyết, các vị thuốc này thường có vị ngọt, tính ấm hoặc ôn hòa, tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể như: Bổ can (hỗ trợ chức năng gan) - Dưỡng tâm (tăng cường sức khỏe tim mạch) - Ích tỳ (cải thiện tiêu hóa) - Dưỡng thận (hỗ trợ chức năng thận).
Một số vị thuốc thường được sử dụng gồm:
1. Đương quy
Đương quy là một trong những vị thuốc bổ máu phổ biến trong Đông y, có vị ngọt, cay, tính ấm, giúp bổ huyết, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt. Dược liệu này được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp thiếu máu, suy nhược cơ thể, thiếu máu lên não, lưu thông máu kém đến các chi và cơ quan trong cơ thể, cũng như hỗ trợ phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, bế kinh.
Theo nghiên cứu hiện đại, đương quy chứa nhiều tinh dầu, courmarin, các acid hữu cơ và vitamin như B1, B12, E. Đặc biệt, vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu, giúp cải thiện chất lượng máu, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Dược liệu Đương quy
2. Thục địa
Thục địa là phần rễ của cây sinh địa, sau khi chế biến sẽ trở thành thục địa. Dược liệu này có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh can và thận.
Thục địa thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị huyết áp cao, thiếu máu, suy nhược cơ thể, chống viêm, ổn định đường huyết. Không chỉ giúp nam giới bổ thận, tráng dương, mà thục địa còn có tác dụng bổ máu, đặc biệt tốt cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau sinh.
Dược liệu Thục địa
3. Bạch thược
Bạch thược, còn gọi là mẫu đơn trắng, thược dược trắng, kim thược dược, tiêu bạch thược, cẩm túc căn. Trong Y học cổ truyền, bạch thược có vị chua, hơi đắng, giúp bổ huyết, dưỡng gan, kiện tỳ. Dược liệu này thường được dùng để cải thiện tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mồ hôi trộm, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng do tả lỵ.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, bạch thược có chứa paeoniflorin – một hợp chất giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Thành phần này có tác dụng ức chế sản xuất testosterone, thúc đẩy enzyme aromatase chuyển đổi testosterone thành estrogen, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh.
Dược liệu Bạch thược
4. Hà thủ ô
Hà thủ ô, còn được gọi là dạ giao đằng, dạ hợp, thủ ô, là một trong những dược liệu bổ huyết được sử dụng phổ biến trong Đông y. Hà thủ ô có hai loại: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, trong đó, hà thủ ô đỏ thường được dùng nhiều hơn.
Củ hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, hơi chát, tính ôn, quy vào kinh can và thận. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có tác dụng bổ huyết, bổ gan thận, nhuận tràng và tăng cường gân cốt. Hà thủ ô cũng nổi tiếng với công dụng làm đen tóc, giúp da hồng hào nhờ khả năng hỗ trợ khí huyết lưu thông tốt, kích thích nang tóc phát triển và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
Dược liệu Hà thủ ô
5. Long nhãn
Long nhãn là phần cùi quả nhãn được sấy khô, có vị ngọt, tính ấm, giúp bổ tâm, an thần, kiện tỳ, dưỡng huyết và tráng dương. Dược liệu này mang lại lợi ích cho cả nam và nữ, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Trong Thần Nông bản thảo kinh, nhãn được gọi là “ích trí quả” vì có tác dụng dưỡng huyết, giúp tinh thần minh mẫn, trí tuệ sáng suốt hơn. Đông y thường sử dụng long nhãn dưới nhiều dạng như sắc thuốc, viên hoàn hoặc ngâm rượu, kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
Dược liệu Long nhãn
6. A giao
A giao là một vị thuốc Đông y chuyên dùng để bổ huyết, giúp tăng cường sức khỏe cho cả nam và nữ. Câu nói “phụ nữ huyết hư, nam giới tinh ít, A giao lập công lớn” thể hiện rõ giá trị của dược liệu này trong việc điều hòa cơ thể.
A giao được chế biến từ da lừa nấu thành cao, có công dụng bổ huyết, sinh tân dịch, tăng cường thể lực và dưỡng nhan hiệu quả. Đối với nam giới, A giao giúp bổ thận, tăng cường sinh lực, kiện não và bồi bổ gân cốt. Đối với nữ giới, dược liệu này hỗ trợ làm đẹp da, giảm lão hóa và giúp cơ thể phục hồi sau suy nhược.
Dược liệu A giao
7. Lộc nhung
Lộc nhung là phần sừng non chưa hóa cứng của hươu sao đực, được đánh giá là một trong những dược liệu quý giá nhất trong Đông y. Lộc nhung là một trong bốn vị thuốc đại bổ “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”, có tác dụng bổ thận, ích huyết, tăng cường sức khỏe tổng thể và giải độc cơ thể. Dược liệu này giúp cải thiện thể lực, nâng cao nguyên khí, thúc đẩy khí huyết lưu thông khắp cơ thể, từ đó nuôi dưỡng cơ bắp, da dẻ và các cơ quan quan trọng.
Thảo dược Lộc nhung
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thảo dược bổ huyết
Mặc dù các thảo dược bổ huyết mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng, người dùng cần lưu ý những điểm sau:
- Trước khi sử dụng thảo dược Đông y, nên thăm khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y học cổ truyền được cấp phép để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Không tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền.
- Tránh uống quá liều hoặc tự ý thay đổi thành phần, liều lượng của bài thuốc mà không có sự tư vấn từ người có chuyên môn.
- Tuân thủ đúng chỉ dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả tối ưu.
- Nếu kết hợp thảo dược Đông y với thuốc Tây y, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tương tác không mong muốn.
- Những người có cơ địa mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thảo dược nên thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng.
- Không lạm dụng các bài thuốc bổ huyết, vì việc dùng quá mức có thể gây mất cân bằng trong cơ thể.
Tạm kết
Trên đây là một số thông tin về các thảo dược giúp bổ máu, bổ huyết. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với hotline của Khung Trúc Đan để được hỗ trợ nhé.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng