Điều trị tai biến mạch máu não theo Y học cổ truyền cải thiện di chứng
Phân loại tai biến mạch máu não theo Y học cổ truyền
Đông y cho rằng trúng phong (tai biến mạch máu não) gồm có các loại sau:
1. Trúng phong kinh lạc
Trúng phong kinh lạc là những tổn thương ở mức độ nhẹ, chủ yếu ảnh hưởng đến hệ vận động, được chia thành 2 loại như sau:
- Trúng phong kinh: Gây liệt nửa người, miệng méo, lưỡi cứng, khó nói hoặc mất khả năng nói, kèm theo cảm giác tê bì.
- Trúng phong lạc: Biểu hiện tê bì một bên cơ thể, chân tay suy yếu, miệng méo, lưỡi lệch.
2. Trúng phong tạng phủ
Là thuật ngữ để chỉ mức độ tổn thương não bộ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến ý thức, được chia làm 2 loại:
- Trúng phong tạng: Biểu hiện nặng hơn với tình trạng hôn mê sâu.
- Trúng phong phủ: Xuất hiện các triệu chứng giống trúng kinh nhưng kèm theo ý thức mơ hồ.
Nhìn chung, trúng kinh lạc là dạng tổn thương nông, mức độ bệnh nhẹ hơn, trong khi trúng tạng phủ thường diễn tiến nặng, ảnh hưởng sâu đến cơ thể.
Đông y gọi đột quỵ (tai biến mạch máu não) là chứng trúng phong
Bài thuốc trị trúng phong kinh lạc theo Y học cổ truyền
1. Bài thuốc trị thể can dương cang thịnh
- Nguyên tắc điều trị: Bình can, tức phong, tiềm dương.
- Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm:
Thiên ma 12g Câu đằng 15g
Thạch quyết minh 20g Chi tử 10g
Hoàng cầm 12g Ngưu tất 15g
Đỗ trọng 12g Ích mẫu thảo 15g
Tang ký sinh 12g Dạ giao đằng 15g
Phục thần 10g
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc Thiên ma cẩu đằng ẩm
2. Bài thuốc trị thể phong đàm trệ lạc
- Nguyên tắc điều trị: Hóa đàm, tức phong, thông lạc.
- Bài thuốc: Hóa đàm thông lạc thang:
Phục linh 12g Bạch truật 12g
Bán hạ 8g Thiên ma 12g
Đởm nam tinh 10g Thiên trúc hoàng 12g
Đan sâm 20g Đại hoàng 6g
Hương phụ 12g
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
3. Bài thuốc trị thể đàm nhiệt phủ thực
- Nguyên tắc điều trị: Thông phủ tiết nhiệt, hóa đàm.
- Bài thuốc: Tinh lâu thừa khí thang:
Qua lâu 12g Đởm nam tinh 10g
Sinh địa 6g Mang tiêu 12g
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
4. Bài thuốc trị thể khí hư huyết ứ
- Nguyên tắc điều trị: Ích khí, hoạt huyết, thông lạc.
- Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang:
Hoàng kỳ 120g Quy vĩ 12g
Xích thược 12g Địa long 5g
Xuyên khung 12g Hồng hoa 6g
Đào nhân 8g
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang
5. Bài thuốc trị thể âm hư phong động
- Nguyên tắc điều trị: Tư âm, tiềm dương, trấn can, tức phong.
- Bài thuốc: Trấn can tức phong thang.
Long cốt 15g Mẫu lệ 20g
Đại giả thạch 20g Bạch thược 15g
Thiên môn 12g Huyền sâm 12g
Quy bản 12g Ngưu tất 15g
Nhân trần 12g Mạch nha 12g
Cam thảo 8g Xuyên luyện tử 3g
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Phương pháp châm cứu hỗ trợ điều trị chứng trúng phong kinh lạc
- Liệt mặt: Châm bên liệt các huyệt Giáp xa xuyên Địa thương, Nghinh hương xuyên Địa thương, Hợp cốc, Nội quan. Ngoài ra, có thể kết hợp châm huyệt Thái xung và Hành gian.
- Liệt nửa người: Châm vào các huyệt Kiên ngung, Khúc trì xuyên Thủ tam lý, Thiên lịch, Hợp cốc, Bát tà, Phục thố, Túc tam lý, Huyền chung, Dương lăng tuyền, Giải khê, Bát phong, Túc lâm khấp.
- Nói khó: Tác động vào các huyệt Liêm tuyền, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch.
- Liệu trình châm cứu: Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần, duy trì từ 7-10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị tai biến mạch máu não giai đoạn phục hồi theo Y học cổ truyền
1. Bài thuốc trị liệt nửa người
- Nguyên tắc điều trị: Bổ khí, hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh lạc.
- Bài thuốc: Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang
Hoàng kỳ 120g Quy vĩ 12g
Xích thược 12g Địa long 5g
Xuyên khung 12g Hồng hoa 6g
Đào nhân 8g
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang.
Kết hợp châm cứu, xoa bóp và vận động trị liệu:
- Huyệt châm cứu: Đại trường du, Vị du, Bàng quang du, Đởm du, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Nội quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao, Giải khê, Côn lôn.
- Phương pháp châm: Châm theo kỹ thuật bình bổ bình tả, mỗi lần thực hiện 15-20 phút, tần suất 1-2 lần/ngày, kéo dài trong 10-15 ngày.
Châm cứu được thực hiện bởi các chuyên gia để tăng cơ hội phục hồi các chức năng
2. Bài thuốc trị khó nói do tai biến mạch máu não
- Nguyên tắc điều trị: Trừ phong, hóa đàm, khai thông kinh lạc.
- Bài thuốc: Giải Ngữ Đan:
Bạch phụ tử 5g Thạch xương bồ 12g
Viễn chí 8g Cam thảo 10g
Thiên ma 12g Toàn yết 8g
Khương hoạt 10g Đởm nam tinh 10g
Mộc hương 6g Bạc hà 12g
Đan sâm 20g Hồng hoa 10g
Kê huyết đằng 20g
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang.
Kết hợp châm cứu và luyện phát âm:
- Huyệt châm cứu: Nội quan, Thông lý, Liêm tuyền, Tam âm giao, Á môn, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch.
- Phương pháp châm: Châm 15-20 phút/lần, thực hiện 1-2 lần/ngày, duy trì từ 10-15 ngày.
Các biện pháp hỗ trợ trị tai biến mạch máu não
1. Luyện tập phục hồi chức năng
Sau giai đoạn cấp tính, khi tình trạng bệnh nhân ổn định (thường sau 1-7 tuần), có thể bắt đầu tập luyện từ mức độ nhẹ đến nâng cao, tùy theo thể trạng của từng người.
- Rèn luyện trí nhớ: Khuyến khích đọc sách, học tập, thay đổi phương pháp tiếp cận để tránh nhàm chán.
- Luyện phát âm: Bắt đầu với các âm đơn giản, câu ngắn, kết hợp luyện hát để kích thích khả năng ngôn ngữ.
- Vận động thụ động: Dùng tay lành hỗ trợ tay liệt hoặc cần sự giúp đỡ từ người khác.
- Vận động chủ động: Dựa vào khả năng hiện tại của bệnh nhân, có thể tập ngay trên giường nếu chưa đứng dậy được.
- Xoa bóp - bấm huyệt: Tác động lên vùng bị ảnh hưởng để cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ phục hồi chức năng.
2. Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát đột quỵ. Sau khi mắc bệnh, cơ thể suy yếu, cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và vi lượng để tăng sức đề kháng.
- Nguyên tắc ăn uống: Lựa chọn thực phẩm phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.
- Bổ sung dưỡng chất: Tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega-3, tránh chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn.
Tạm kết
Bài viết đã tổng hợp các bài thuốc trị tai biến mạch máu não theo Y học cổ truyền. Tuy nhiên, khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào bạn cũng cần thăm khám, kết hợp nghe tư vấn của bác sĩ có trình độ chuyên môn để cải thiện di chứng tai biến mạch máu não.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng