Đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả
Đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não: Tình trạng rất phổ biến
Đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não à tình trạng khá thường gặp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Hiểu rõ về triệu chứng cũng như phương pháp điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn, hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn.
Thiếu máu não xảy ra khi dòng máu nuôi não bị suy giảm hoặc gián đoạn, khiến các tế bào thần kinh không nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể, não bộ lại tiêu thụ đến 25% lượng oxy, 20% lượng máu từ tim và 25% đường huyết để duy trì chức năng hoạt động.
Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Đau đầu.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Giảm thị lực.
- Mất ngủ.
- Tê bì chân tay.
- Suy giảm trí nhớ.
- Cảm giác mệt mỏi, đau lưng, buồn nôn.
Theo các chuyên gia thần kinh, thiếu máu não thường do mảng xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông làm thu hẹp, co thắt hoặc tắc nghẽn mạch máu, khiến não không nhận đủ oxy. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng đau đầu – dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh. Ngoài ra, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, thoái hóa cột sống, căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng rượu bia và thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não.
Không chỉ vậy, ở những người mắc bệnh này, sự gia tăng của các gốc tự do và hóa chất trung gian có thể kích thích phản ứng viêm, làm tổn thương mạch máu và gây đau đầu kéo dài.
Thiểu năng tuần hoàn não gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
Biểu hiện của đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não
Những cơn đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não thường gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Thời gian cơn đau có thể kéo dài từ 10 – 15 phút đến vài giờ, khởi phát bằng cảm giác đau nhói tại một vùng cố định, sau đó lan rộng khắp đầu, làm người bệnh mất tập trung, dễ cáu gắt.
Cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh căng thẳng tinh thần, vận động mạnh hoặc ngay sau khi thức dậy. Ngoài ra, vào những ngày nắng nóng, mất nước và rối loạn điện giải có thể làm giảm lưu lượng máu lưu thông, khiến tần suất và mức độ đau đầu tăng lên đáng kể.
Việc nhận biết sớm dấu hiệu và có giải pháp phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Một số triệu chứng thường gặp của thiểu năng tuần hoàn não
Cách phòng ngừa và cải thiện đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não
Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ sau để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển như:
1. Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu và hạn chế tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm hỗ trợ quá trình tạo máu và tăng cường lưu thông máu như:
- Nhóm thực phẩm giàu sắt: Giúp kích thích sản sinh hồng cầu, hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy lên não. Các thực phẩm nên ưu tiên bao gồm thịt đỏ, cá, trứng, các loại hạt, rau lá xanh và đậu.
- Thực phẩm giàu Omega-3: Có tác dụng bảo vệ tim mạch, tăng cường chức năng thần kinh và hỗ trợ lưu thông máu. Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào.
- Thực phẩm giàu nitrat và polyphenol: Giúp cải thiện chức năng mạch máu, hỗ trợ điều hòa huyết áp. Một số thực phẩm nên bổ sung gồm rau chân vịt, rau diếp, trà xanh, cacao và các loại hạt.
Bên cạnh đó, cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, chất kích thích và thực phẩm chế biến sẵn.
Thực phẩm người bị thiểu năng tuần hoàn não nên ăn
2. Duy trì thói quen vận động hợp lý
Tập thể dục thường xuyên là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và nâng cao độ dẻo dai của cơ thể. Người bệnh nên dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để vận động, lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga để hỗ trợ điều hòa lưu thông máu lên não.
Ngoài ra, các phương pháp trị liệu như massage, châm cứu, bấm huyệt cũng giúp cải thiện tình trạng đau đầu và tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả.
3. Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý
Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và làm trầm trọng hơn tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Khi gặp căng thẳng quá mức, người bệnh có nguy cơ bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu hoặc gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Do đó, cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây stress, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc quá sức. Đặc biệt, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe, vì vậy hãy đảm bảo ngủ đủ từ 6 – 9 tiếng mỗi đêm và duy trì thói quen đi ngủ trước 11 giờ để cơ thể được tái tạo tốt nhất.
4. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Tình trạng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như thiếu máu cấp tính, suy giảm trí nhớ, rối loạn chức năng não bộ, thậm chí là đột quỵ. Vì vậy, người bệnh nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần để theo dõi diễn biến bệnh và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.
Tạm kết
Đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn gây cản trở trong công việc và học tập. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng