Biến chứng tiểu đường gây đột quỵ: Nên biết sớm, can thiệp kịp thời
Vì sao tiểu đường gây đột quỵ?
Tiểu đường (còn có tên gọi khác là đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa khiến lượng đường trong máu duy trì ở mức cao. Theo ước tính, vào năm 2010, khoảng 285 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này, và con số này dự đoán sẽ tăng lên 439 triệu người vào năm 2030.
Nếu không kiểm soát tốt, tiểu đường có thể gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như tổn thương võng mạc, suy thận mạn, cắt cụt chi, đồng thời là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tiểu đường ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống mạch máu, bao gồm cả mạch máu não. Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó có thể kích thích quá trình tích tụ mảng bám trong thành động mạch, gây xơ vữa và hình thành cục máu đông. Điều này làm tắc nghẽn dòng chảy của máu đến não, dẫn đến đột quỵ.
Theo thống kê, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với những người không mắc bệnh. Đặc biệt, nguy cơ này càng cao ở những người trẻ mắc tiểu đường. Đáng lo ngại hơn, bệnh nhân đột quỵ có đường huyết không được kiểm soát tốt thường có tỷ lệ tử vong cao hơn và nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng sau đột quỵ cũng lớn hơn.
Đái tháo đường có thể gây biến chứng bệnh tim mạch, đột quỵ, đau tim
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu và oxy cung cấp cho não bị gián đoạn. Nguyên nhân có thể do mạch máu não bị vỡ, gây chảy máu trong não, hoặc do tắc nghẽn động mạch làm cản trở quá trình vận chuyển máu. Dựa trên cơ chế hình thành, đột quỵ được chia thành hai dạng chính: xuất huyết não và nhồi máu não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ).
Ngoài bệnh tiểu đường, đột quỵ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác, bao gồm:
- Huyết áp cao.
- Rung nhĩ (AF - Atrial Fibrillation).
- Mỡ máu cao (Cholesterol cao).
- Rối loạn đông máu.
- Bệnh hồng cầu hình liềm (Sickle Cell Disease - SCD).
- Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Artery Disease - PAD).
- Hẹp động mạch cảnh.
- Bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim hoặc dị tật tim bẩm sinh.
- Tiền sử thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA - Transient Ischemic Attack).
- Béo phì.
Nguy cơ đột quỵ có xu hướng gia tăng theo độ tuổi, đặc biệt từ 55 trở lên. Mặc dù tỷ lệ mắc đột quỵ ở nam giới cao hơn, nhưng phụ nữ lại có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn nam giới.
10 yếu tố nguy cơ phổ biến gây đột quỵ
Hướng dẫn phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân tiểu đường
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như: Tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao và béo phì có thể kiểm soát được thông qua lối sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe định kỳ. Cụ thể bao gồm:
- Kiểm soát đường huyết bằng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế muối, chất béo và đồ ngọt trong khẩu phần ăn.
- Tăng cường cá thay thế thịt đỏ.
- Giảm tiêu thụ thực phẩm có đường bổ sung.
- Bổ sung rau xanh, trái cây, các loại đậu và hạt vào bữa ăn hàng ngày.
- Ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay vì thực phẩm tinh chế.
- Tập thể dục ít nhất 5 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30 phút, với các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy bộ hoặc bơi lội.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế rượu bia.
Một số yếu tố nguy cơ và biện pháp khắc phục ngăn chặn đột quỵ
Tạm kết
Tiểu đường gây đột quỵ đã được khoa học chứng minh. Nếu bạn đang bị tiểu đường hãy thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa biến chứng tai hại.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng