Bài thuốc Đông y điều trị đột quỵ: Tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe
Lợi ích của bài thuốc Đông y trong điều trị đột quỵ
Đột quỵ não xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn do xơ vữa hoặc do mạch bị vỡ, thường liên quan đến tình trạng mỡ máu cao. Hậu quả của bệnh có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng như rối loạn ngôn ngữ, khó nuốt, suy giảm trí nhớ, giảm thị lực, liệt nửa người,… Chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp giúp phục hồi sức khỏe sau đột quỵ là điều mà nhiều người quan tâm.
Có rất nhiều bài thuốc Đông y được nhiều người tin dùng nhờ vào các lợi ích sau:
- Giúp giảm nhẹ các di chứng, hỗ trợ phục hồi cơ thể bằng cách điều hòa khí huyết.
- Cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường đề kháng giúp người bệnh chống chọi tốt hơn với bệnh tật.
- Giúp thư giãn tinh thần, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị và phục hồi.
Đông y có rất nhiều bài thuốc vị thuốc giúp tăng cường tuần hoàn, giảm di chứng đột quỵ
Top 9 bài thuốc Đông y điều trị đột quỵ phổ biến
Trong Y học cổ truyền còn lưu truyền nhiều bài thuốc nhằm giúp người bệnh phục hồi sau đột quỵ. Một số bài thuốc có công thức đơn giản, trong khi một số khác yêu cầu nhiều loại dược liệu và quy trình chế biến tỉ mỉ. Dưới đây là 12 bài thuốc quen thuộc được nhiều người áp dụng:
1. Bài thuốc ngâm chân giảm tê bì, cải thiện tuần hoàn máu
Ngâm chân với thảo dược giúp kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân, từ đó tác động tích cực đến cơ quan nội tạng và hệ thần kinh trung ương. Bài thuốc này có công dụng cải thiện tuần hoàn máu, giảm tê bì, hỗ trợ phục hồi vận động và tăng cường sức khỏe gân cốt.
Thành phần gồm có:
Lộ lộ thông 30g Thiên niên kiện 25g
Thân cốt đằng 25g Ngưu tất 20g
Uy linh tiên 20g Ngũ gia bì 20g
Quế chi 15g Đương quy 15g
Thấu cốt thảo 15g Mộc qua 15g
Hồng hoa 10g
Cách dùng: Bạn đem rửa sạch dược liệu, sắc lấy nước rồi dùng để ngâm chân trong khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày.
2. Bài thuốc ngâm chân giảm co cứng chân tay sau đột quỵ
Bài thuốc này giúp thông kinh hoạt lạc, cải thiện tuần hoàn máu, đặc biệt phù hợp cho người bị co cứng chân tay sau đột quỵ.
Thành phần:
Thư cân thảo 30g Thấu cốt thảo 30g
Hồng hoa 30g
Cách dùng: Cho các thảo dược vào nồi, sắc lấy nước dùng để ngâm chân. Thời gian ngâm khoảng 20 phút mỗi lần, thực hiện 2 lần/ngày.
3. Bài thuốc ngâm chân giảm phù nề
Một số bệnh nhân sau đột quỵ gặp tình trạng sưng phù tay chân. Rễ Thương nhĩ là vị thuốc giúp tiêu phù rất hiệu quả.
Cách dùng: Bạn chỉ cần chuẩn bị 60g rễ Thương nhĩ tươi, nấu lấy nước rồi ngâm chân khoảng 30 phút mỗi ngày.
4. Bài thuốc ngâm chân kích thích lưu thông máu
Sự kết hợp giữa gừng và giấm giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Cách dùng: Bạn dùng 60g gừng tươi, rửa sạch, đập dập, cho vào nồi nước, đổ thêm 100ml giấm, đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó để nước nguội đến khoảng 40°C rồi dùng để ngâm chân.
5. Bài thuốc cải thiện huyết áp và tăng tuần hoàn máu
Bài thuốc này giúp ổn định huyết áp, giảm chóng mặt và hỗ trợ cải thiện thể trạng sau đột quỵ. Tuy nhiên, những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy không nên sử dụng.
Thành phần:
Kỷ tử 30g Mạch môn đông 30g
Cách dùng: Đem sắc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.
6. Bài thuốc tăng cường lưu thông máu
Bài thuốc này kết hợp 2 thảo dược quý, giúp tăng cường máu lên não.
Thành phần:
Đào nhân 12g Thảo quyết minh 12g
Cách dùng: Bạn cho thảo dược vào sắc với nước. Khi cô đọng còn khoảng 2/3 thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
7. Bài thuốc kết hợp nước tre non và gừng
Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như khó nói, hoa mắt, chóng mặt, đờm đặc. Bài thuốc từ nước tre non và gừng giúp cải thiện những vấn đề này, nhưng quá trình chuẩn bị khá phức tạp.
Gừng bạn đem rửa sạch, cạo vỏ, ép lấy nước. Cây tre non bạn đem uốn cong, cắt ngọn, cố định vào chai để hứng nước hoặc có thể đốt phần giữa của thân tre để kích thích nước chảy ra hoặc để qua đêm cho nước tự rỉ vào chai.
Bạn dùng 2 thìa cà phê nước tre non, 1 thìa cà phê nước gừng và nước lọc, uống mỗi ngày.
8. Bài thuốc bổ dương hoàn ngũ thang
Bài thuốc này hỗ trợ lưu thông máu, ổn định huyết áp và tăng độ đàn hồi của thành mạch, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Thành phần:
Địa long 5g Đương quy 5g
Xích thược 5g Xuyên khung 5g
Đào nhân 5g Hồng hoa 5g
Hoàng kỳ 10g
Cách dùng: Bạn đem tất cả nguyên liệu sắc với nước. Khi cô đọng còn khoảng 1 bát nước thì lọc bỏ bã, uống ngày 2 lần.
Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang
9. Bài thuốc hóa đàm thông lạc thang
Bài thuốc này giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân và lệch miệng ở bệnh nhân sau đột quỵ.
Thành phần:
Bạch truật 12g Phục linh 12g
Thiên ma 12g Thiên trúc hoàng 12g
Hương phụ 12g Đởm nam tinh 10g
Bán hạ 8g Đại hoàng 6g
Cách dùng: Đem sắc tất cả nguyên liệu với nước, chắt lấy nước uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc Đông y điều trị tai biến mạch máu não
Các bài thuốc trên chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế cho phác đồ điều trị chính thống. Đặc biệt, khi áp dụng, người bệnh cần chú ý:
- Sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng.
- Kiên trì thực hiện vì các bài thuốc dân gian cần thời gian để phát huy tác dụng.
- Nếu có dấu hiệu bất thường, cần dừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh và hạn chế chất béo.
- Duy trì vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ phục hồi.
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh tâm lý mặc cảm do bệnh tật.
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là huyết áp và chỉ số mỡ máu.
- Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và tái khám định kỳ.
Tạm kết
Trên đây là 9 bài thuốc Đông y điều trị tai biến mạch máu não, giúp người bệnh cải thiện các di chứng sau tai biến. Tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể chọn các phương pháp uống hoặc ngâm chân cải thiện bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng