Bài test đột quỵ đứng một chân: Phát hiện nguy cơ chỉ trong vòng 20 giây
Bài test đột quỵ tham gia thử thách đứng một chân
Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước hoặc chỉ biểu hiện qua những triệu chứng dễ bị bỏ qua. Nhằm phát hiện nguy cơ sớm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra bài kiểm tra bằng cách đứng một chân, nhắm mắt và giữ thăng bằng trong 20 giây. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà.
Trào lưu kiểm tra đột quỵ bằng cách đứng một chân, còn được gọi là thử thách “One Leg Challenge” đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng đánh giá đây là một bài kiểm tra hữu ích, giúp nhận diện nguy cơ đột quỵ mà không tốn kém. Điều này đã khiến nhiều người bất ngờ và lo lắng hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Thử thách đứng một chân bắt nguồn từ nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản) nhằm kiểm tra nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu này được thực hiện trên gần 1.400 người, với độ tuổi trung bình từ 67 trở lên. Kết quả cho thấy, 95,8% người tham gia không thể giữ thăng bằng quá 20 giây. Những trường hợp này sau đó được chụp MRI não để đánh giá tình trạng mạch máu và kết quả gây bất ngờ với 50% có từ 1 – 2 ổ nhồi máu lỗ khuyết do cục máu đông và khoảng 45% xuất hiện vi xuất huyết trong não. Các chuyên gia gọi đây là “đột quỵ thầm lặng” - một dạng tổn thương não nguy hiểm nhưng ít biểu hiện rõ ràng.
Đột quỵ ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa
Hướng dẫn thực hiện bài test đột quỵ kiểm tra nguy cơ chỉ trong vòng 20 giây
Bài test đột quỵ này rất đơn giản, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ hoặc điện thoại có chức năng hẹn giờ.
- Bước 2: Tháo giày, dép, giữ tư thế đứng thẳng và đặt một tay ngang hông.
- Bước 3: Chọn một chân làm trụ, co chân còn lại sao cho đầu gối tạo thành góc vuông.
- Bước 4: Nhắm mắt, giữ thăng bằng và bắt đầu tính thời gian.
Bạn có thể nâng cao độ khó bằng cách mở rộng hai tay sang ngang hoặc đưa tay lên đầu như trong tư thế yoga. Mặc dù đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể giữ thăng bằng quá 20 giây. Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện thử thách này và không có chấn thương ở chân, hãy cân nhắc kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến mạch máu não.
Test đột quỵ bằng bài tập giữ thăng bằng trong vòng 20 giây được khoa học chứng minh hiệu quả
Test đột quỵ bằng cách đứng một chân có thực sự hiệu quả
Khả năng giữ thăng bằng bằng cách đứng một chân có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì, hút thuốc lá… Khi các yếu tố này xuất hiện, thời gian giữ thăng bằng sẽ giảm xuống đáng kể. Đặc biệt, nếu không thể giữ tư thế này trong 20 giây, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến mạch máu não.
Ngoài ra, việc mất khả năng giữ thăng bằng cũng có thể báo hiệu sự suy giảm chức năng mạch thần kinh sâu trong não, chẳng hạn như tắc nghẽn mạch máu hoặc xuất huyết não, khiến cơ thể khó phối hợp vận động nhịp nhàng giữa tay và chân.
Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn do chảy máu hoặc hình thành cục máu đông. Đây là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển nhanh và có thể đe dọa tính mạng nếu không phát hiện sớm. Vì các triệu chứng đột quỵ thường âm thầm trước khi bùng phát đột ngột, các phương pháp kiểm tra đơn giản như One Leg Challenge đang nhận được sự quan tâm rộng rãi, giúp nhiều người chủ động đánh giá sức khỏe mạch máu của mình.
Tạm kết
Bài test đột quỵ kiểm tra khả năng giữ thăng bằng một chân của cơ thể được các nhà khoa học đánh giá cao. Nếu bạn hoặc người thân không thể giữ thăng bằng trong vòng 20 giây, hãy ngay lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn nhé.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng